Thứ hai ngày 29/04/2024,

KẾT QUẢ 02 NĂM TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ năm, 09/12/2021
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 0 điểm ( 0 đánh giá )

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, từ những ngày đầu năm 2020, Ban Quản lý các KCN đã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo từng doanh nghiệp trong KCN triển khai thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về phòng, chống dịch Covid-19; Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; huy động tất cả nguồn lực cùng chung sức đồng lòng phòng, chống dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Các doanh nghiệp đảm bảo các nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch với phương châm “5K + vắc xin”, “3 trước” và “4 tại chỗ”, kiên trì thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” của Chính phủ, đảm bảo duy trì sản xuất không đứt gãy chuỗi cung ứng sản phẩm.

Kết quả thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các KCN

Để chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý ứng phó tình huống khi có trường hợp người lao động nhiễm, nghi nghiễm COVID-19 tại các doanh nghiệp trong các KCN, Ban Quản lý các KCN đã xây dựng và ban hành Kế hoạch phòng chống Covid-19 và phương án xử lý tình huống khi có ca mắc Covid-19 trong khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 20/KH-BQL ngày 23/7/2021); Ban cũng thành lập Bộ phận thường trực phòng chống Covid-19 của Ban, phân công cán bộ, công chức, viên chức chủ động theo dõi, nắm bắt tình hình tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có số lao động trên 500 người; phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn, kịp thời  xử lý tình huống dịch phát sinh, thường xuyên báo cáo lãnh đạo (nhóm trưởng) phụ trách để có phương án chỉ đạo xử lý theo quy định.

Theo dõi giám sát việc sử dụng lao động ngoại tỉnh, nhất là lao động tại các khu vực có yếu tố dịch tễ phức tạp hoặc vùng có nguy cơ cao (Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa). Kiểm soát chặt chẽ đối với những đối tượng này, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có lao động đến từ Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa phải thường xuyên cập nhật, báo cáo tình hình hoạt động, số lao động đến làm việc tổng hợp báo cáo Ban để theo dõi và quản lý chặt chẽ không để xảy ra tình trạng lây lan dịch bệnh trong KCN. Đôn đốc doanh nghiệp triển khai công tác xét nghiệm tầm soát trong doanh nghiệp định kỳ 10 ngày/lần đối với ít nhất 20% người lao động.

Khi xuất hiện các ca F0, F1 có nguy cơ lây nhiễm cao, Ban Quản lý đã tích cực, chủ động nắm bắt thông tin, phối hợp với địa phương liên quan, tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, thực hiện các biện pháp cách ly y tế cần thiết, rà soát, truy vết xác minh các trường hợp có yếu tố dịch tế liên quan để cách ly, theo dõi đảm bảo khoanh vùng xử lý, không để lây lan rộng.

Ban cũng đôn đốc các doanh nghiệp đăng ký danh sách tiêm vắc xin cho người lao động trong các KCN, đến nay đã có trên 98,2% lao động trong các KCN được tiêm vắc xin (42.671/43.451 lao động), trong đó: 40.078/43.451 lao động tiêm đủ 2 mũi đạt trên 92,24%; có 2.593 lao động mới tiêm mũi 1 chiếm 5,96%; còn 780 lao động chưa tiêm chiếm 1,8% (lý do: một số là lao động mới tuyển dụng, một số là phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, chưa đủ điều kiện tiêm do sợ không đảm bảo sức khỏe.

    

Ảnh: Triển khai tiêm vắc xin cho người lao động trong các KCN

Đối với các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Ban luôn tích cực, chủ động phối hợp với Công đoàn các KCN triển khai sâu rộng tới các doanh nghiệp. Đến thời điểm hiện tại, đã có 108 hồ sơ gửi về Phòng Lao động, thương binh và xã hội các huyện, thành phố, 28 NLĐ được chi trả 40,680 triệu đồng tiền hỗ trợ; 17.053 NLĐ được hưởng hỗ trợ theo Nghị quyết 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ với tổng số tiền được hỗ trợ hơn 36 tỷ đồng. Công Đoàn các KCN cũng trao 24 suất quà trị giá 12 triệu đồng hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị cách ly do dịch Covid-19 thuộc đối tượng F1, F2.

Công tác vận động, huy động xã hội: Tính đến ngày 27/10/2021 đợt 1 có 39 doanh nghiệp trong các KCN đã ủng hộ vào Quỹ phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền: 5.401.806.658 VNĐ; Tính đến ngày 22/11/2021 có 16 doanh nghiệp ủng hộ quỹ phòng, chống dịch Covid-19 đợt 2 là 635.537.000 VNĐ. Tổng hai đợt ủng hộ đến nay là 6.037.343.658 VNĐ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tại các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, hạn chế như:

- Việc thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ An toàn phòng chống dịch Covid-19 tại một số Công ty chưa thực hiện đúng theo hướng dẫn; Kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và Phương án xử trí khi có trường hợp nghi mắc/mắc Covid-19 trong doanh nghiệp tại một số Công ty chưa có phương án cụ thể, chi tiết. Tuy nhiên, sau khi Ban quản lý tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, các doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ: 72/72 doanh nghiệp đi vào hoạt động đã xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch Covid-19 tại doanh nghiệp. 

- Việc quét mã QR checkin/checkout bằng điện thoại thông minh khó áp dụng tại một số Công ty do Công ty không cho phép người lao động sử dụng điện thoại trong khuôn viên nhà máy  hoặc điều kiện làm việc không thể sử dụng điện thoại thông minh.

- Về số lượng test nhanh kháng nguyên cho 20% lao động trong các Công ty đã được triển khai nhưng còn nhiều hạn chế, số lượng lao động lấy mẫu chưa đủ 20%; Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đông lao động, việc test nhanh kháng nguyên do Công ty tự chi trả chi phí nên gây áp lực về tài chính cho các Công ty.

- Một số doanh nghiệp bị thiếu nguồn nhân lực, chưa tuyển dụng được số lao động theo yêu cầu sản xuất. Việc xuất khẩu hàng hóa tại một số doanh nghiệp chưa thể phục hồi do khâu vận chuyển vẫn còn gặp khó khăn, không thể thuê container chở hàng do phát sinh nhiều chi phí. Một số doanh nghiệp lượng hàng tồn kho lớn, dẫn đến thiếu vốn đầu tư.

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch và tăng cường sản xuất kinh doanh trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

- Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại các doanh nghiệp trong các KCN. Đảm bảo thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ, phòng chống dịch an toàn hiệu quả, duy trì và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

- Tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực đặc biệt là trong công tác trung chuyển hàng hóa để đảm bảo không bị đứt gãy nguồn cung ứng nguyên liệu.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai tổ chức sản xuất, khôi phục chuỗi cung ứng xuất khẩu trên địa bàn để khai thác cơ hội thị trường xuất khẩu thời gian tới.

- Tuyên truyền, phối hợp, đôn tốc các doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới để thúc đẩy xuất khẩu.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trong đó, tập trung triển khai các thủ tục hành chính về lĩnh vực xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa.

- Tuyên truyền vận động doanh nghiệp đăng ký tiêm vắc xin cho 100% lao động trong các KCN; đảm bảo mục tiêu miễn dịch cộng đồng của Chính phủ./.

                                                                                                                                                                                                                    Người viết bài

Dương Thị Phương Thảo

 

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Bài viết khác
Tin mới nhất
Liên kết Website
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Thống kê truy cập
289444

Trực tuyến : 7

Hôm nay : 866