Thứ hai ngày 20/05/2024,

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2023

Thứ năm, 05/01/2023
  • Đánh giá cho bài viết:
  • 10 điểm ( 2 đánh giá )

Căn cứ Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030; Căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình và hướng dẫn số 517/SNV-CCHC&ĐT ngày 13/6/2022 của Sở Nội vụ về việc xây dựng kế hoạch cải cách hành chính năm 2023; Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao; Với mục tiêu: tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin; tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp và góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh; chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh; chỉ số quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tăng cường tỷ lệ văn bản trao đổi dưới dạng điện tử tỷ lệ hồ sơ giải quyết dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh; phấn đấu đến năm 2025, 90% hồ sơ công việc tại cơ quan được quản lý, xử lý và luân chuyển hoàn toàn trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 trên tổng số hồ sơ đạt tối thiểu 50%; Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Ninh Bình đề nghị các cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ CCHC năm 2023 như sau:

1. Cải cách thể chế

- Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới và tổ chức thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp luật tại cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ.

- Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Tham mưu UBND tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thuộc tổ chức hoạt động của Ban.

- Tổ chức thực hiện tốt công tác theo dõi thi hành pháp luật tại Ban.

2. Cải cách thủ tục hành chính

- Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm thời gian giải quyết và số lượng thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, bình đẳng, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, đề nghị bãi bỏ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền trình UBND tỉnh ban hành tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thường xuyên bổ sung xây dựng quy trình nội bộ, quy trình điện tử để giải quyết thủ tục hành chính tại cơ quan khi có quyết định công bố mới, sửa đổi, bổ sung TTHC của Bộ, cơ quan ngang Bộ và UBND tỉnh.

- Công bố, công khai đầy đủ các thủ tục hành chính, công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Ban và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan để tổ chức, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, dễ hiểu, dễ thực hiện.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, đúng tiến độ các  mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 132/KH-UBND ngày 23/12/2020 về triển khai thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh về triển khai đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, gắn với chuyển đổi số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và các văn bản của Trung ương về cải cách TTHC.

- Tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và việc giám sát thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hành chính.

- Thực hiện hệ thống thông tin báo cáo đúng quy định.

- Tích hợp, sử dụng hiệu quả hệ thống thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng dịch vụ công, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh theo đúng hướng dẫn.

3. Cải cách tổ chức bộ máy

- Tổ chức rà soát, trình ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Ban và đơn vị trực thuộc theo quy định hiện hành. Ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc khi có Quyết định của UBND tỉnh.

- Bố trí và sắp xếp công chức, viên chức tại các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và vị trí việc làm của đơn vị; Phấn đấu mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan cao hơn năm 2022.

4. Cải cách chế độ công vụ

- Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trình Sở Nội vụ thẩm định khi có hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn;

- Thực hiện nghiêm quy định về cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn của lãnh đạo.

-Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, được chuẩn hóa về lý luận chính trị, kỹ năng làm việc theo quy định.

-Thực hiện nghiêm các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức.

- Đẩy mạnh tinh giản biên chế công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm được phê duyệt.

- Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế văn hóa công sở, nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan.

5. Cải cách tài chính công

- Triển khai thực hiện tốt chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; thực hiện công khai dự toán, quyết toán theo quy định.

- Thực hiện tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc, trong đó chú trọng đến việc phê duyệt phương án tự chủ đơn vị sự nghiệp.

- Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát việc quản lý ngân sách nhà nước, thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, tăng cường sự chủ động của các đơn vị dự toán ngân sách.

- Thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản công; thường xuyên rà soát, điều chính cho phù hợp với chế độ chính sách mới của Trung ương, của tỉnh và tình hình thực tế của đơn vị đảm bảo sử dụng nguồn kinh phí ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả.

6. Xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 12/7/2021 của UBND tỉnh về về việc triển khai Nghị quyết 01-NQ/TU ngày 20/4/2021 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh về triển khai đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, gắn với chuyển đổi số trong hoạt động cung cấp dịch vụ công trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Ban đề ra nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chính phủ số với các nội dung sau:

- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan, đơn vị năm 2022 theo hướng dẫn.

- Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cập nhật dữ liệu được hình thành từ năm 2006-2015, đồng thời số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cập nhật dữ liệu từ năm 2022 trở đi theo đúng kế hoạch đã đề ra.

- Tiếp tục thực hiện kết nối, liên thông các phần mềm quản lý văn bản tại cơ quan, đơn vị; tích cực nâng cao tỷ lệ sử dụng và trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị.

- Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong quy trình xử lý công việc của cơ quan hành chính, giữa các cơ quan hành chính trong tỉnh và nâng cao tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt 30%. Đẩy mạnh tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

- Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại cơ quan hành chính nhà nước theo quy định.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính

- Xây dựng kế hoạch CCHC hàng năm phù hợp với mục tiêu, nội dung, kế hoạch CCHC của tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, tự kiếm tra công tác CCHC, kiểm tra kỷ luật, kỷ cương hành chính tại cơ quan.

- Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nội dung thiết thực; Gắn công tác cải cách hành chính với thi đua, khen thưởng; kết quả cải cách hành chính là một tiêu chí để bình xét khen thưởng.

- Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai thực hiện tốt việc đo lường sự hài lòng của người dân đối với các cơ quan hành chính. Tiến hành các biện pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính cửa cơ quan, đơn vị.

- Thực hiện tốt cuộc vận động “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, công chức”.

- Tích cực xây dựng và áp dụng các sáng kiến, mô hình hay về cải cách hành chính vào hoạt động của cơ quan. Gắn cải cách hành chính với thi đua khen thưởng.

Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng, đơn vị thuộc Ban Quản lý các khu công nghiệp đã được cụ thể hoá tại Kế hoạch số 31/KH-BQL ngày 14/7/2022 Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 để toàn thể cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan nghiên cứu, nghiêm túc thực hiện, đảm bảo công tác CCHC năm 2023 thực hiện có hiệu quả thiết thực./.

Nhận xét của bạn đọc

Vui lòng nhập đầy đủ thông tin

Bài viết khác
Tin mới nhất
Liên kết Website
Khảo sát ý kiến

Theo bạn, Môi trường đầu tư của Ninh Bình như thế nào?

Văn bản điện tử
Một cửa điện tử
Thống kê truy cập
310963

Trực tuyến : 9

Hôm nay : 582